PHẦN
THÍCH NGHĨA
- DÀ-PHẠM-ĐAT-MA : Tiến Phạm (Bhagavad-dharma) dịch là Tôn-Pháp , một vị Sa-môn người Ấn-Độ , du hóa sang Trung Quốc vào niên hiệu Khai-nguyên đời Đường .
- THÍCH –CA –MÂU –NI : Tiếng Phạm (Sakyanuni) dịch là Năng –Nhân -Tịch -Mặc . Thích –Ca là họ , Mâu-Ni là tên , ngài giáng sanh ở xứ Trung Ấn Độ 25 thế kỷ về trước, tu thành Phật , làm vị giáo chủ cõi Ta-Bà .
- BỒ -ĐÀ -LẠC –CA : Tiếng Phạm (Potalaka) , dịch là Quang –Minh –Sơn , tên một toà núi ở về hải đảo phía nam xứ Ấn Độ . Núi này hình bát giác , đức Quán -Thế -Âm trụ tích nơi đây .
- MA –NI : Tiếng Phạm (Mani) , dịch là châu , bảo , ly -cấu , như ý . Vì rất quí nên gọi là châu , bảo ; vì trong suốt sáng rỡ nên gọi là ly cấu ; vì tùy sở cầu đều biến hiện nên gọi là như ý .
- ĐÀ-RA –NI : Tiếng Phạm (Dhàrani) , dịch là Tổng –trì ; có ba loại : một chữ , nhiều chữ và không chữ . Vì bao gồm vô lượng pháp nên gọi là Tổng , vì giữ chứa vô -lượng nghĩa nên gọi là Trì . Môn Tổng –trì có công năng phá tà lập chánh , tiêu diệt nghiệp ác , phát sanh phước đức căn lành .
- BỒ -TÁT MA –HA –TÁT : Tiếng Phạm (Bodhisattva Mahàsattva) Bồ -tát dịch là Đại -đạo-tâm-chúng-sanh hoặc Giác -hữu –tình , nghĩa là bậc chúng có lòng đạo lớn và tuy giác ngộ mà còn có tỉnh thức . Ma-ha-tát dịch là Đại –chúng-sanh . Nói tóm lại , Bồ -tát Ma-ha-tát là Đại Bồ-tát , bậc Bồ-tát lớn trong hàng Bồ-tát .
- DI-LẶC :Tiếng Phạm (Maitreya) , dịch là Từ-thị , tên một vị Bồ-tát sẽ nối ngôi thành Phật kế đức Thích Ca .
- VA*N-THÙ-SƯ-LỢI :Tiếng Phạm (Manjusri) có chỗ đọc là Mạn-Thù-Thật-Lỵ , dịch là Diệu-Đức hoặc Diệu-Kiết-Tường , tên một vị Bồ-tát thường hầu bên tả đức Thích Ca , giữ về phần trí-huệ .
- QUÁN-ĐẢNH-ĐẠI PHÁP-VƯƠNG-TỬ : Vị bồ -tátkhi chứng ngôi Đẳng-giác , trụ nơi cung điện trang nghiêm ở cõi trời Đại -Tự-TẠi , chư Phật mười phương phóng ánh sáng đến chiếu rót vào đảnh đầu (quán đảnh) . Đây là lễ ấn chứng cho chánh thức làm con của đấng Pháp-vương (Pháp-vương-tử) , sẽ nối ngôi Phật sau này , lệ như Thái-tử thọ phong nơi vua .
- A-LA-HÁN : Tiếng Phạm (Arahat) , ngôi cực quả trong hàng Tiểu-thừa, có ba nghĩa : 1. Ưng-cúng : đáng được thọ trời , người cúng dường . 2. Vô-sanh: đã dứt sự sống chết , không còn luân hồi . 3. Sát -tặc : giết chết giặc phiền não hoặc nghiệp .
- MA-HA-CA-DIẾP: Tiếng Phạm (Mahàkàsyapa). Ma-Ha dịch là Đại , Ca-Diếp dịch là Âm-Quang , tên một vị đệ tử lớn của Phật , hạnh đầu-đà bậc nhứt . Khi ngài mới sanh ra có ánh sáng lấn át mất cả ánh nhựt nguyệt .
- PHẠM-MA-LA-THIÊN :Tiếng Phạm (Brahman) , gọi tắt là Phạm-Thiên , tên một cõi trời ở Sắc giới . “Phạm” nghĩa là trong sạch , vì chư thiên ở cõi này xa lìa sự dâm dục , sống tron gcảnh an vui của thiền định.
- THIỆN-TRA-PHẠM-MA : Tên của vị thiên-tử làm chủ cõi Phạm –thiên.
- CÙ-BÀ-DÀ THIÊN-TỬ :Tên một vị Thiên-tử ở Dục-giới chuyên giữ pháp lành cho chúng sanh .
- TỨ-THIÊN-VƯƠNG : Bốn vị thiên-chủ ở bốn cung trời giữa chừng núi Tu-du: Phương đông Trì-Quốc thiên-vương , phương nam Tăng-Trưởng thiên-vương , phương tây Quảng-Mục thiên-vương , phương bắc Đa-VĂn thiên-vương .
- ĐỀ-ĐẦU-LẠI-TRA : Tiếng Phạm (Dhartaràstra) , cũng gọi là Đề-Đa La-Tra tức là Trì-Quốc thiên-vương .
- THIÊN : Tiếng Phạm là Đề-Bà (Deva) , ta gọi là Trời . Các vị nà6 do tu thập thiện nên hưởng phước thên nhiên , sự ăn mặc tùy niệm hiện thành .
LONG : Tiếng Phạm là Na-Dà (Naga) , ta gọi là Rồng. Loài này có thần –thông biến hóa , hoặc giữ cung điện trời , hoặc giữ cung điện triờ , hoặc giữ địa luân , hoặc làm mưa gió .
DẠ -XOA : Tiếng Phạm (Yaksa) , dịch là Dõng-kiện , Bạo-ác hay Thiệp-tật , một loài quỉ rất hung-mãnh , bay đi mau lẹ , có phận sự giữ các của khuyết cùng thành trì của Trời .
CÀN-THÁT-BÀ : Tiếng Phạm (Gandharva) , dịch là hương-ấm , nhạc thần của trời Đế -Thích , dùng mùi thơm làm thức ăn .
A-TU-LA : Tiếng Phạm (Asura) , dịch là phi thiên , một loại thần có phước trời mà đức không bằng trời , hay thần thông biến hóa song thân hình thô xấu , vì kiếp trước có tính hay sân hận .
CA-LÂU-LA : Tiến Phạm (Garuda) , dịch là Kim súy điểu , một loại chim thần , cánh có lông sắc vàng tốt đẹp , hai cánh xòe ra cách nhau đến 3.360.000 dậm , có thần thông biến hóa .
KHẨN-NA-LA : Tiếng Phạm (Kimara) , dịch là Nghi-Nhơn , một loại tần giống người nhưng không phải là người , vì trên đầu có sừng , ca múa rất hay , thường tấu pháp nhạc và ca múa cho trời Đế Thích nghe.
MA-HẦU-LA-DÀ : Tiếng Phạm (Mahoraga) , dịch là ĐẠi Mãng hoặc Địa Long , tức là thần rắn. Từ Thiên , Long cho đến Ma-hầu –la-dà tám loài , gọi là Bát-bộ .
NHƠN-PHI-NHƠN : loại quỉ thần hin`h như người mà không phải là người , hoặc có sừng , có cánh, có móng vuốt. Đây cũng là danh xưng chung cho bát bộ quỉ thần , vì họ không phải là người mà biến ra hình người đến nghe Phật thuyết pháp. Kinh Xá Lợi Phất vấn nói: “ Bát bộ đều là Nhơn phi nhơn “ .
- THIẾT-VI : Tên dãy núi thuần bằng sắt . Có bốn hạng Thiết vi : hnạg thứ nhất bao vây một tiểu thế giới gồm một núi Tudi , bốn đại châu và biển cả ; hạng thứ nhì bao vây một trung thiên thế giới , hạng thứ tư bao vây một đại thiên thế giới .
- TU-DI : Tiếng Phạm (Sumeru) , dịch là Diệu Cao , tên một tòa núi đứng giữa bốn đại bộ châu, vì do bốn chất báu tạo thành nên gọi là Diệu , và cao hơn các núi nên gọi là Cao .
- THẦN-CHÚ :Thần có nghĩa là linh thông. Chú có nghĩa là chúc nguyện , về thể gọi là đà-ra-ni , về dụng gọi là chú .
1. Phương đông nổi , phương tây chìm .
2. Phương tây nổi , phương đông chìm .
3. Phương nam nổi , phương bắc chìm .
4. Phương bắc nổi , phương nam chìm .
5. Bốn phương nổi , chính giữa chìm .
6. Chính giữa nổi , bốn phương chìm .
- SANH-TỦ VI-TẾ : Cũng gọi là biến -dịch sanh -tử . Đây là ước theo nghĩa vô-minh tiêu gọi là tử , pháp-thân hiên gọi là sanh chớ không phải như tướng sống chết của vật loại . Vì sự sanh diệt này rất nhỏ nhiệm không phải phàm –tình biết được, nên gọi là vi tế .
- TỲ-KHƯU , TỲ-KHƯU-NI : Tiếng Phạm (Bhiksu, Bhiksuni), người xuất gia khi đã thọ giới cụ túc thì nam gọi là Tỳ-khưu , nữ gọi là Tỳ-khưu-ni . Danh từ nà6 có nhiều nghĩa , nhưng lối dịch chánh là : Khất –sĩ . Khất-sĩ nghĩa là : trên xin chánh pháp để dưỡng tánh huệ , dưới xin thực phẩm để nuôi sắc thân .
ƯU-BÀ-TẮC, ƯU-BÀ-DI : Tiếng Phạm (Upàsaka, Upàsikà), dịch là Cận-sự-nam , cận –sư-nữ . Đây là hàng đệ tử nam nữ tại gia của Phật, sau khi thọ tam qui ngũ giới mới có danh từ trên. Cận sự là gần gũi phụng sự ngôi Tam-bảo .
- A-DI-ĐÀ : Tiếng Phạm (Amita) , dịch là Vô-Lượng-Thọ hoặc Vô-Lượng_Quang, co’ nghĩa là đấng mạng sống và ánh sáng không lường. Đây là tôn hiệu của đức Phật ở về thế giới Cực-Lạc nơi phương Tây .
- TAM-MUỘI, BIỆN-TÀI : Tam-muội , tiếng Phạm (Samàdhi) , dịch là Chánh-định , có nghĩa là tâm định ở một chỗ không xao động Biện –tài là tài biện luận .
- CỦA THƯỜNG TRỤ : Của nhà chùa , vì của này không được phép bán hay dời di đâu , thường ở một chỗ, nên gọi là thường trụ .
- TỘI THẬP ÁC , NGŨ NGHỊCH : Thập-ác là sát sanh , trộm cướp, tà dâm , nói dối , nói thêu dệt , nói đôi chiều , nói lời thô ác , tham lam , ginậ hờn , si mê tà kiến . Ngũ nghịch là làm cho thân Phật ra máu , giết cha , giết mẹ , giết bậc Hòa –thượng A-xà-lê , phá sự hòa hợp của tăng chúng .
- TĂNG –KỲ : Tiếng Phạm (Samghika) dịch là chúng số (số đông). Của tăng kỳ tức là của thường trụ , của chung của số đông tăng chúng.
- PHẠM-HẠNH : Hạnh thanh tịnh , xa lìa sự dâm dục .
- TU-ĐÀ-HOÀN : Tiếng Phạm (Srotà-pannaphala) dịch là Nhập-lư(u, có nghĩa là bậc đã vào dòng thánh.
TU-ĐÀ-HÀM: Tiếng Phạm (Sakrdàgàmi) dịch là Nhứt _Lai , có nghĩa là bậc còn một phen trở lại cõi trần mới siêu thoát luân-hồi
A-NA-HÀM: Tiếng Phạm (Anàgàmi) , dịch là Bất lai , có nghĩa là không còn trở lại Dục-giới nữa . Quả vị này sanh ngay lên cõi trời Ngũ-bất-hoàn , tu cho đến khi chứng quả A-la-hán .
- VI-ĐÀ : Tiếng Phạm (Veda) , dịch là Minh Trí , kinh điển của hàng Bà-la-môn. Có bốn loại : loại dạy phép dưỡng sanh , loại cúng tế cầu nguyện , loại bói toán và loại phù chú .
- MẬT-TÍCH-KIM-CANG-SĨ : Thiên thần cầm kim cang , xử theo ủng hộ Phật . Gọi Mật-tích , vì thần này thường theo Phật nghe những sự tích bản thệ bí mật ; hoặc các vị này do Phật , Bồ-tát thị hiện làm thần , tung tích rất bí mật , chúng sanh không biết .
- Ô-SÔ-QUÂN-ĐỒ-ƯƠNG-CÂU-THI : Tiếng Phạm (Ucchusma Angùsa) Ô-Sô-Quân-Đồ cũng gọi là Ô-Sô-Sa-Ma , dịch là Uế-Tích Kim-Cang , Ương-Câu-Thi , có nghĩa là Phúc –câu , tên một món vũ khí hình như câu móc . Đây là tên của một vị Minh-vương-thần có công đức chuyển -uế thành tịnh . Vị thần nà6 đầu và khắp lỗ chân lông đều phun ra lửa , mặt mày phẫn nộ , có bốn cánh tay cầm những vũ khí : gươm, dây , roi, xoa hoặc khúc câu .
- BÁT-BỘ-LỰC-SĨ , THƯỞNG-CA-LA : Bát -bộ-lực-sĩ chính là Thiên-long bát -bộ , Thưởng Ca-la , tiếng Phạm (Sankara) dịch là Cốt-Tỏa-Thiên . Đây là chỉ cho tên vị thiên thần, bộ thuộc của Đức Quán-Âm , thống lãnh bát bộ .
- MA-HÊ-NA-LA-DIÊN : Tiếng Phạm (Mahésvara-Nàràyana) Ma-Hê gọi là đủ Ma-Hê-Thủ-la , có nghĩa là Đại-Tự-Tại . Na-La-Diên dịchlà lực sĩ hoặc kiên cố . Đây là chỉ cho tên của vị thiên thần rất hùng mãnh , có ba con mắt , tám cánh tay , cỡi trâu trắng , ở cõi Sắc-Cứu-Cánh .
- KIM-TỲ-LA-ĐÀ-CA-TỲ-LA : Gọi tắtlà Kim-Tỳ-La-Đà (Kumbhiraba) , dịch là Oai-Như-Vương thân hình sắc trắng hồng , tay trái cầm bảo-cung, tay mặt cầm bảo tiễn .
- BÀ-CẤP-TA-LÂU-LA : Ta-lâu-la cũng gọi là Ca-lâu-la . Đây là chỉ cho tên vị thần thống lãnh loài Kim súy điễu .
- MÃN-THIỆN-XA =BÁT-CHÂN-ĐÀ-LA : Chân-Đà-La tức là Khẩn Na La. Đây là chỉ cho tên vị thần thống lãnh oài Nhơn phi nhơn .
- TÁT-GIÁ-MA-HÒA-LA : Ma-Hòa-La cũng gọi la` Ma-Dà-La-La (Makara) , tức là cá Ma kiệt, loài cá này rất lớn có thể dài đến 700 do tuần. Đây là chỉ cho tên vị thần thống lãnh loài cá Ma kiệt .
- CƯU-LAN-ĐƠN-TRA-BÁN-CHỈ-LA : Cũng goị là Bán Chỉ Ca (Panika) , tức là vị thần đứng vào hàng thứ ba trong tám vị Dược Xoa đại tướng .
- TẤT-BÀ-ĐÀ-LA-VƯƠNG : Tức là Thọ Thần Vương , vị thần làm chủ các thần cây .
- ƯNG-ĐỨC-TỲ-ĐA-TÁT-HÒA-LA : Dịch là Hoan hỉ thần .
- PHẠM-MA-TAM-BÁT-LA : Tức là Phạm Thiên Vương .
- NGŨ-BỘ TỊNH-CƯ-DIÊM-MA-LA : Gọi tắt là Diêm Ma Thiên (Suyàmadeva) , vị thiên tử quyết đoán những nghiệp lành dữ của chúng sanh .
- THÍCH-VƯƠNG-TAM-THẬP-TAM : Tức là trời Đế Thich ở cõi Đao Lợi , làm chủ 33 cung trời . Đây là chỉ cho Đế Thích cùng 32 vị thiên chủ tùy thuộc .
- ĐẠI-BIỆN-CÔNG-ĐỨC BÀ-ĐÁT-NA : Bà-Đát-Na dịch là Tăng-Ích. Đây là chỉ cho Đại Biện Tài Thiên Vương .
- THẦN-MẪU-NỮ , CHÚNG-ĐẠI-LỰC : Tức là thần Quỉ Tử Mẫu thống lãnh đại lực Dạ xoa .
- TỲ-LÂU-LẶC-XOA-VƯƠNG : Tiếng Phạm (Virùdhaka) , tức là Tăng-Trưởng thiên vương .
- TỲ-LÂU-BẮC-XOA-TỲ-SA-MÔN : Gọi tắt là Tỳ-Sa-Môn ( Vaiseravana) , tức là Đa-Văn thiên-vương .
- KIM-SẮC-KHỔNG-TƯỚC-VƯƠNG : Tên một vị thần thân mình sắc vàng rực , tay tả cầm phướng báu , trên có chim khổng tước (chim công) .
- MA-NI-BẠT-ĐÀ-LA : Tiếng Phạm (Manibhadra) , dịch là Bảo-Hiền , ột trong tám vị Dược –Xoa đại tướng .
- TĂNG-CHI-ĐẠI-TƯỚNG , PHẤT-LA-BÀ : Cũng gọi là Phất-Bà-Ha-La (Puspàhara), dịch là Thực-Hoa , một trong tám vị Dược-Xoa đại tướng.
- NAN-ĐÀ , BẠT-NAN-ĐÀ : Tiếng Phạm (Nanda, Upananda) , dịch là Hoan-Hỉ , Thiện-Hoan-Hỉ , tên của hai vị Long Vương huynh đệ . Nan-Đà là rồng lớn, Bạt-Nan-Đà là rồng nhỏ . Hai Long Vương này mỗi vị đều có bảy đầu, tay hữu cầm đao , tay tả cầm dây .
- BÀ-DÀ-LA-LONG , Y-BÁT-LA : Bà-Dà-La dịch là Hàm-Hải long-vương , Y-Bát-La dịch là Hương-Diệp long-vương , mình rồng đầu voi .
- CƯU-BÀN-TRÀ-VƯƠNG , TỲ-XÁ-XÀ : Cưu-Bàn-Trà (Kumbhànda) , dịch là Yểm-Mị quỉ . Tỳ-Xá-Xà (Pisàca) , dịch là ĐẠm Tinh Khí quỉ . Đây là hai loại quỉ vương trong bát bộ quỉ thần .
- MA-KIỆT : Một loại cá lớn dài từ 300 đến 700 do tuần .
- TAM-TAI-ÁC-KIẾP : Tam tai là hỏa tai , thủy tai, phong tai , ác kiếp có nghĩa là kiếp khổ sở , độc dữ . Khi thế giới này sắp tiêu tan , hỏa tai làm hoại từ địa ngục đến cõi sơ thiền , thủy tai làm hoại đến cõi nhị thiên . Phong tai làm hoại đến cõi tam thiên .
- NGŨ-VỊ-TÂN : Hành , hẹ , tỏi , nén , hưng cử (hai thứ sau nước ta không có )
- BẠT-CHIẾT-LA : Tiếng Phạm (Vahra) , dịch là Kim cang xử , đây cũng là một loại chày kim cang .
- BÌNH-QUÂN-TRÌ : Dịch là tháo bình , tịnh bình tức là bình để rửa tay .
|