(2) Chính văn là thánh pháp tài (tài sản chánh pháp của các vị thánh), thường nói tắt là thánh tài. Thánh tài có 7 thứ, là tín, giới, tàm, quí, văn, xả, tuệ. Có 7 thứ này thì gọi là thánh nhân (kinh Niết bàn).
(3) Tỷ-kheo giới có 8 loại:
1. ba-la-di (khí), có 4;
2. tăng-già bà-thi-sa (tăng tàn), có 13;
3. bất định, có 2;
4. ni-tát-kỳ ba-dật-đề (xả đọa), có 30;
5. ba-dật-đề (đọa), có 90;
6. ba-la-đề-xá-ni (hối quá), có 4;
7. thức-xoa-ca-la (học pháp), có 100;
8. diệt tránh, có 7.
Chính văn này chỉ đưa ra 3 loại là nói tắt.
(4) Dịch đúng chính văn là nói việc ấy cho tôi. Chính văn này không chỉnh. Ở đây là các đức Phật đều nói Giới kinh.
(5) Giới luật của các dị giáo, ngoại đạo.
(6) Hỏi hòa hợp trước (theo Hàm chú) thì đúng sách và đúng việc hơn.
(7) Ðại khái gửi lời thưa rằng mình cũng muốn bố-tát và trong nửa tháng vừa qua mình không vi phạm giới nào.
(8) Chính văn là thời đáo, có nghĩa đến lúc, đúng lúc, thì gian thích hợp.
(9) Tác bạch thành không? (Ðáp: thành), là dịch theo Tứ phần Tỷ-kheo giới bản (của ngài Hoài tố) và theo thông thường. Ðúng chính văn của Tứ phần luật hàm chú giới bản (của ngài Ðạo tuyên, tổ sư sáng lập Luật tông) thì không có câu hỏi đáp này, tức Kiết-ma ở đây là đan bạch.
(10) Chỉ cho 37 giác phần, đặc biệt chỉ cho 8 chánh đạo.
(11) Chính văn là trì, có nghĩa nắm giữ trong trí, tức là nhớ, ghi nhận.
(12) Dịch nghĩa là khí (bị bỏ ra ngoài tăng chúng), nhưng chính nghĩa là tha thắng (bị chiến thắng).
(12b) Tăng kỳ luật nói Tỷ-kheo thọ cụ túc giới trong tăng hòa hợp. Thập tụng luật nói Tỷ-kheo nhập vào trong giới pháp. Ngũ phần luật nói Tỷ-kheo đồng được giới pháp. Hữu bộ luật nói đồng được học xứ.
(13) Sự dâm dục, Luật gọi là phi phạn hạnh, là bất tịnh hạnh.
(14) Không được cùng tăng chúng Kiết-ma và thuyết giới.
(15) Tăng thượng mạn là chưa được mà tự cho đã được. Nhưng rồi có người sau đó được thật. Ở đây trừ là trừ người này.
(16) Dịch nghĩa là tăng tàn, là phạm những tội này còn có thể cứu vãn được nếu biết sám hối trước 20 vị Tỷ-kheo, không thì cũng như phạm tội ba-la-di.
(17) Là thủ dâm.
(18) Dịch đủ là nói năng thô tục dâm đãng, tức nói về sự dâm dục, nói về những bộ phận sinh dục.
(19) Dịch đủ là khen mình để đòi nữ nhân hiến dâng sự dâm dục.
(20) Tức làm cốc, tịnh thất.
(21) Dịch đủ là làm nhà có thí chủ, làm cho mình, nhưng không thỉnh chư Tỷ-kheo chỉ định nơi chỗ.
(22) Dịch đủ và sát là một cách không có căn cứ mà phỉ báng người khác phạm tội ba-la-di.
(23) Dịch sát và đủ là mượn căn cứ khác mà phỉ báng phạm tội ba-la-di.
(24) Dịch sát và đủ là phá hoại tăng hòa hợp mà chống lại sự can gián.
(25) Tăng hòa hợp là 4 vị Tỷ-kheo sắp lên, cùng Kiết-ma và cùng tụng giới.
(26) Dịch đủ là hỗ trợ sự phá hoại tăng hòa hợp mà còn chống đối can gián.
(27) Dịch sát và đủ là làm hoen ố tín đồ, bị đuổi thì phỉ báng, chống đối can gián.
(28) Làm hoen ố tín đồ, chính văn là ô tha gia (làm bẩn người khác). Ô tha gia có 4 hình thức mà đứng đầu là đem vật của người này cho mà cho lại người khác, làm cho tâm lý người nào cũng không còn bình thường. Làm những việc xấu là những việc xấu dẫn ra từ sự ô tha gia.
(29) Dịch đủ là ngoan cố, chống cự chư tăng, chống đối can gián. Ngoan cố, chính văn là ác tính (tính tình ngang bướng).
(30) Sống riêng, chính văn là ba-lị-bà-sa, dịch nghĩa là biệt trú. Biệt trú là ở riêng một mình trong 1 phòng xấu, với giường nằm xấu, trong thì gian bằng thì gian che giấu (kể từ khi phạm cho đến khi phát giác).
(31) Hoan hỷ, chính văn là ma-na-đỏa, dịch nghĩa là ý hỷ. Ý hỷ là ở sát cạnh chư tăng, chân thành ân hận, làm cho chư tăng hoan hỷ mà mình cũng hoan hỷ.
(32) Trường hợp, chính văn là thời. Chính văn trọn câu này là thử thị thời (đó là thời). Tra các bộ luật khác thì Ngũ phần và Thập tụng là thị pháp ưng nhĩ (giới này phải thế), Tăng kỳ là thị sự pháp nhĩ (việc này là thế), Hữu bộ là thử thị xuất tội pháp (ấy là cách giải tội). Như vậy chữ thời ở đây có thể hiểu và dịch là trường hợp. Sau đây có tất cả 9 chữ thời như vậy nữa.
(33) Bất định là tùy sự tố giác mà định tội danh và xử trị theo 1 trong 3 tội (ba-la-di, tăng-già bà-thi-sa, ba-dật-đề) hay theo 1 trong 2 tội (trừ ba-la-di).
(34) Nữ tín đồ chánh tín Tam bảo, chấp trì ngũ giới, trí nhớ tốt và nói chắc thật.
(35) Dịch nghĩa là xả đọa, là xả thí những vật dụng dư thừa rồi sám hối, nếu không thì sẽ bị đọa lạc ác đạo.
(36) Là tăng-già-lê, uất-đa-la-tăng, an-đà-hội.
(37) Y công đức (ca-thy-na y) là y được xét thưởng sau 3 tháng an cư thanh tịnh. Ai được xét thưởng thì có 5 tháng (16/7 đến 15/12) được hưởng 5 điều Luật định.
(38) Trường y (y dài) là dài bằng 8 ngón tay và rộng bằng 4 ngón tay của Phật. Danh nghĩa (Vạn 70/346) nói trường y là y dư thừa; hễ vải dài 1 thước 6, rộng 8 tấc, thì đã gọi là trường y.
(39) Tịnh thí nghĩa là cho một cách trong sạch. Tịnh thí ở đây là Tỷ-kheo có thừa những vật dụng (như y bát v/v) thì phải thí xả. Có 2 cách tịnh thí. Một là chân thật tịnh thí, là đem vật dụng thừa ra giữa chư tăng mà thí xả cho người khác. Hai là triển chuyển tịnh thí, là thí xả giữa chư tăng mà nói tên người mình muốn cho. Nếu người ấy vắng mặt thì chư tăng nói: Ðại đức đã cho người ấy rồi thì đó là vật của người ấy; đại đức nên cất giữ giúp người ấy, và nếu cần thì mượn mà dùng.
(39b) Có bản chép: ngủ khác chỗ trong 1 đêm. Nhưng tra Tứ phần luật (Chính 22/603d) thì đúng như bản Ðạo tuyên chép: không có những chữ trong 1 đêm.
(40) Kiết-ma, dịch nghĩa là tác pháp biện sự. Việc gì của tăng cũng phải do chư tăng quyết định mới thành tựu, đó gọi là Kiết-ma. Kiết-ma có đan bạch, bạch nhị và bạch tứ. Ðan bạch là gặp những việc quá thường xuyên thì chỉ cần 1 lần tuyên cáo (tác bạch) mà thôi, không cần hỏi lại. Bạch nhị là gặp những việc hơi quan trọng, sợ xảy bất đồng ý về sau, nên phải 1 lần tuyên cáo rồi hỏi lại 1 lần. Bạch tứ là gặp những việc quan trọng thì phải 1 lần tuyên cáo rồi hỏi lại 3 lần. Tăng Kiết-ma có 4 loại, đó là 4 vị cho đan bạch, 5 vị cho bạch nhị, 10 vị cho bạch tứ, 20 vị cho sự xử tội tăng tàn. Số lượng này nhiều hơn thì được, thiếu đi thì không được.
(41) Ðáng lẽ phải nói 3 y có cái cũ và hỏng. Nguyên do của giới này là vì có Tỷ-kheo y tăng già lê bị cũ và hỏng.
(42) Dịch sát và đủ, là nhận y của Tỷ-kheo ni không phải thân quyến của mình.
(43) Dịch sát và đủ, là bảo Tỷ-kheo ni không phải thân quyến của mình giặt giúp y cũ. Y cũ là y dầu mới mặc 1 lần.
(44) Dịch sát và đủ, là xin y nơi người cư sĩ không phải thân quyến.
(45) Dịch đủ và sát, là khuyên cư sĩ thêm giá tiền may y.
(45b) Lời xin tùy ý là thí chủ có lời xin nói trước rằng người lãnh nhận muốn sao cũng được.
(46) Dịch sát và đủ, là khuyên 2 nhà tăng thêm số tiền sắm y.
(46b) Có người hiểu và dịch 2/4 màu đen, 1/4 màu trắng, 1/4 màu lẫn lộn, nhưng không thể đồng ý là vì có chữ trái chính văn, và trộn lẫn lông dê như vậy thì cũng gần như đen. Dịch đúng chính văn là như đã dịch, và trộn lẫn lông dê như vậy thì sẽ ra hoại sắc hơn.
(47) Dịch sát và đủ, là ngọa cụ dùng dưới 6 năm.
(48) Dịch sát là tọa cụ không may chồng.
(49) Dịch sát là cầm lông dê quá hạn.
(50) Dịch sát và đủ là bảo Tỷ-kheo ni không phải thân quyến giặt giúp lông dê.
(51) Dịch sát là cất giữ tiền, của báu.
(52) Dịch đủ là đổi chác tiền, của báu.
(53) Chính văn là mại mãi (bán mua) thì không chỉnh.
(53b) Trường bát, có ý kiến nói là bát dư thừa.
(53c) Chính văn là tối hạ, có người hiểu là bát cuối cùng, tức cái bát không ai muốn lấy, muốn đổi, nên cái bát ấy có thể chính là cái bát mới, được đem ra xả bỏ đó. Hiểu như vậy không đúng, bởi vì giới này bên Tỷ-kheo ni nói rõ là hạ tọa (người dưới).
(54) Dịch đủ là xin chỉ sợi, bảo thợ dệt không phải thân quyến của mình dệt giúp.
(55) Dịch đủ là bảo thợ dệt dệt thêm chỉ sợi.
(56) Dịch sát và đủ là cất thuốc 7 ngày dùng quá thì hạn.
(57) Dịch sát và đủ, là kiếm khăn tắm mưa trước thì hạn, dùng khăn tắm mưa trước thì hạn. Khăn tắm mưa, chính văn là vũ y hay vũ dục y (khăn tắm mưa). Chữ y trong Luật có chỗ là y, có chỗ là vải, có chỗ là khăn. Ở đây là khăn.
(58) Mùa xuân còn 1 tháng là từ 16/3 đến 15/4. Mùa xuân còn nửa tháng là 1/4 đến 15/4. Trước kiết hạ hơn 1 tháng là trước 16/3. Trước kiết hạ hơn nửa tháng là trước 1/4. Tất cả đều là âm lịch.
(59) Dịch đủ và sát là trước ngày hết kiết hạ nhận y cúng gấp mà cất quá sau ngày hết kiết hạ.
(60) Dịch sát là 10 ngày chưa hết của 3 tháng kiết hạ; 10 ngày ấy là từ 6/7 đến 15/7.
(61) Thì hạn của y ấy, y ấy là y cúng vội vàng nói trên; thì hạn của y ấy là 1 tháng (16/7 đến 15/8) nếu không thọ công đức y, hoặc 5 tháng (16/7 đến 15/12) nếu có thọ công đức y.
(62) Dịch sát và đủ là ở chỗ a lan nhã có sự nghi ngại mà rời y quá thì hạn.
(63) Là rằm tháng 7 đến rằm tháng 8.
(64) A-lan-nhã là chỗ thanh vắng, xa làng xóm.
(65) Nói rõ là xoay vật người ta muốn cúng cho chư tăng mà cúng cho mình.
(66) Ba-dật-đề dịch nghĩa là đọa, là phạm những giới này nếu không sám hối giữa chư tăng thì sẽ bị đọa lạc.
(67) Biết ở đây là nói tắt mọi sự thấy nghe hay biết của 6 thức.
(68) Thành phần, chính văn là chủng loại, chỉ cho giai cấp, dòng họ, nghề nghiệp, v/v. Chưởi mắng ở đây bao gồm mọi sự nói hành, nói lóng, nói mỉa, v/v.
(69) Nói để ly gián, chính văn là lưỡng thiệt ngữ.
(70) Dịch đủ là ngủ cùng một nhà với nữ nhân.
(71) Dịch đủ là ngủ quá thì hạn với người chưa thọ cụ túc giới.
(72) Dịch đủ là cùng đọc tụng một cách ồn náo với người chưa thọ cụ túc giới.
(73) Dịch đủ là thật đắc đạo mà nói với cư sĩ.
(74) Dịch đủ là một mình thuyết pháp cho nữ nhân.
(75) 5, 6 lời, cũng có thể dịch là pháp số 5 (như nói 5 uẩn vô ngã) và pháp số 6 (như nói 6 thức vô thường).
(76) Cây cối là chỗ ở của quỉ thần và sinh vật, nên những chữ chặt phá cây cối và sinh vật là bổ túc.
(77) Dịch đủ là trải đồ của chư tăng ra trên mặt đất trống.
(78) Giường giây là lòng giường đan sợi mây hay bất cứ sợi gì. Có chỗ giường giây là võng.
(79) Dịch đủ là trải đồ của chư tăng chỗ che.
(80) Dịch sát là cưỡng chiếm chỗ mà trải đồ ngồi. Chữ đồ ngồi không chỉnh.
(81) Dịch đủ là thuyết pháp cho ni đến trời tối.
(82) Dịch đủ là đem y cho ni không phải thân quyến của mình.
(83) Dịch đủ là may y cho ni không phải thân quyến của mình.
(84) Dịch đủ và rõ, là nhận quá giới hạn đồ ăn của qui phụ và thương gia.
(85) Phép ăn thừa (dư thực pháp) là, ví dụ Tỷ-kheo mới ăn mà có việc đứng dậy, thì như thế là kể như ăn xong rồi. Vậy nếu cần ăn thêm thì phải làm phép ăn thừa, là đem đồ mình muốn ăn dọn cho một vị nào chưa ăn và nói, kính bạch đại đức, tôi là Tỷ-kheo XX, đến trước đại đức làm phép ăn thừa, xin đại đức từ mẫn cho. Vị này xúc ăn vài muổng rồi trao lại, bảo ăn đi.
(86) Không phải giờ ăn (phi thời) là kể từ xế bóng ngày trước cho đến ngày sau trời chưa sáng.
(87) Dịch rõ là ăn thức ăn mà mình không hay chưa nhận lời mời.
(88) Dịch rõ là thức ăn và thuốc mà mình không hay chưa nhận lời mời mà đã bỏ vào miệng. Thuốc ở đây là sữa, mật, v/v.
(89) Dịch đủ thì còn có cá và thịt. Ấy là thức ăn tùy thí tùy thực (cho gì ăn nấy).
(90) Dịch rõ là bữa ăn trước hay bữa ăn sau đều bỏ mà đi đến nhà khác. Bữa ăn trước là khi trời sáng cho đến giờ ngọ, bữa ăn sau là giờ ngọ.
(91) Dịch rõ là tại nhà ăn mà ngồi dai
(92) Nhà ăn (thực gia) và vật báu ở đây có cái nghĩa riêng ở đây, không phải cái nghĩa thông thường. Nghĩa thông thường thì nhà ăn là nhà mời ăn, vật báu là vàng ngọc (hoặc nói bóng người đẹp). Nhưng nghĩa ở đây thì nhà ăn là nhà có chồng vợ, ăn là chồng vợ ấy hành dâm hưởng lạc với nhau. (và vật báu có thể chỉ có nghĩa trong nhà ấy có chỗ cho vợ chồng hành dâm). Trong nhà ăn có vật báu như vậy mà họ mời ăn rồi không đi ngay thì rất chướng ngại cho họ, nhất là cho người chồng.
(93) Dịch rõ là tại nhà ăn mà ngồi chỗ khuất.
(94) Dịch rõ và đủ là một mình ngồi với nữ nhân ở chỗ đất trống.
(95) Dịch đủ là ở lại trong quân đội quá thì hạn.
(96) Dịch đủ và rõ, là y mình đã tịnh thí, rồi lấy lại dùng mà không nói cho người chủ của y được cho biết.
(97) Dịch đủ là gây thắc mắc, bực mình cho Tỷ-kheo khác.
(98) Dịch đủ là độ cho người thiếu tuổi được thọ cụ túc giới.
(99) Dịch rõ là khơi lại 4 sự tranh cãi. Sự tranh cãi có 4, đó là 1, ngôn tranh, là tranh cãi vì bàn luận giới pháp; 2, mích tranh, là tranh cãi vì xoi bói tội lỗi; 3, phạm tranh, là tranh cãi về tội lỗi đã phạm; 4, sự tranh, là tranh cãi về công việc Kiết-ma. Cả 4 sự tranh cãi đều phải diệt bằng 7 cách diệt tránh. Khi Kiết-ma diệt tránh rồi mà ai còn gợi lại thì phạm ba-dật-đề.
(100) Dịch đủ là chống lại sự can gián của chư tăng về sự nói càn rằng dâm dục không chướng ngại cho đạo.
(101) Dịch rõ là hùa theo Tỷ-kheo bị cử tội.
(102) Dịch rõ là hùa theo sa-di bị đuổi.
(103) Dịch rõ là sợ bị cử tội nên nói trước (về giới điều mình phạm).
(104) Dịch rõ là hối tiếc sau khi cùng chúng Kiết-ma.
(105) Dịch đủ là lén nghe về 4 sự tranh cãi.
(106) Dịch sát là đánh Tỷ-kheo lớn.
(107) Dịch rõ là phỉ báng người khác phạm tội tăng tàn.
(108) Dịch sát và đủ là không phải lúc mà đi vào xóm làng.
(109) Dịch đủ là dùng đâu-la độn nệm. Ðâu-la là bông của mọi thứ cây cỏ (trong đó có bông gòn, bông vải) và kén tằm hoang.
(110) Dịch đủ là làm ống đựng kim bằng xương, nanh, sừng.
(111) Dịch đủ là làm "ni sư đàn" quá cỡ. Ni sư đàn là ngọa cụ (đồ nằm) tọa cụ (đồ ngồi) hay tùy tọa y (khăn để ngồi), nhưng dịch đúng là phu cụ (đồ trải ra để nằm ngồi).
(112) Dịch đủ là làm khăn che ghẻ quá cỡ.
(113) Dịch nghĩa là "hướng bỉ hối", là những giới điều mà phạm vào chỉ cần sám hối với 1 Tỷ-kheo khác.
(114) Dịch đủ là ở trong làng xóm, nhận lấy đồ ăn của Tỷ-kheo ni không phải thân quyến.
(115) Dịch đủ là ăn đồ ăn do ni chỉ bảo.
(116) Chính văn là canh, nhưng rõ ràng chữ ấy, ở đây và sau đây, là đồ ăn, chứ không phải là canh như thường nói. Do vậy, chữ canh ấy được dịch là đồ ăn.
(117) Dịch sát là nhận đồ ăn của học gia. Học gia là tín đồ hy sinh cho đạo pháp đến nỗi phải nghèo thiếu. Ðối với tín đồ như vậy, chư tăng phải Kiết-ma là học gia, chư tăng không được đến tín đồ ấy khất thực hay quyên góp gì nữa, trái lại còn giúp đỡ bằng cách đi khất thực rồi về nhà tín đồ ấy mà ăn để chia bớt cho họ, hoặc giao tài sản Tam bảo cho tín đồ ấy sinh lợi rồi chia một nửa lợi tức ấy cho họ. Tỷ-kheo nào đến đâu cũng phải hỏi ở đó có học gia không kẻo phạm giới này, cũng như phải hỏi ở đó có hay không có chỗ phú bát (nhà có lỗi với chư tăng, chư tăng Kiết-ma không liên lạc với, cho đến khi biết hối lỗi).
(118) Dịch rõ là ăn ở chỗ vắng vẻ, đáng sợ.
(119) Phải học (ưng đương học), chính văn của Tứ phần luật hàm chú giới bản là thức xoa ca la ni. Khác với 6 loại trước, loại thứ 7 này chính văn sách ấy chỉ tiêu đề có 54 giới, 46 giới còn lại không có tiêu đề (mặc dầu mục lục tiêu đề đủ cả 100 giới). Vì vậy tôi quyết định lấy chính văn của Tứ phần luật Tỷ-kheo giới bản (của ngài Hoài tố) mà thay vào. Chính văn sách này không dùng chữ thức xoa-ca-la ni, mà dùng chữ chúng học pháp, ưng đương học, và không tiêu đề ghi số gì cả. Số tôi ghi là của Tứ phần luật hàm chú giới bản.
(119b) Dịch sát chính văn là mặc niết-bàn-tăng. Niết-bàn-tăng là nivasana (hoặc kusulaka), là quần, tức tấm vải quấn phần dưới thân thể như chư tăng Nam tông. Quần như vậy quấn mặc và buộc bằng giây, hơi khó làm và giữ cho tề chỉnh. Tôi dịch thẳng là quần mà bỏ chữ niết-bàn-tăng, vì chữ này xúc phạm đến Niết bàn và đến Tăng quá.
(120) Xuống dòng như vầy là có ý sắp loại các giới điều này.
(121) Chú thích: để khỏi rơi đồ ăn xuống.
(122) Coi lại ghi chú 116.
(123) Chú thích: ăn không tuần tự là ngay trong bát mà đã lấy ăn lung tung.
(124) Dịch theo chú thích là một nửa vào miệng một nửa còn lại nơi tay.
(124b) Dịch đủ là nhai cơm. Nhưng đủ mà thiếu. Bất cứ nhai gì cũng không được ra tiếng, không phải chỉ nhai cơm.
(125) Có lẽ phải dịch là cầm đồ mà thôi (đồ đựng thức ăn thức uống).
(126) Là 7 cách diệt trừ sự tranh cãi. Phần này cũng lấy chính văn của Tứ phần luật Tỷ-kheo giới bản. Về 7 cách diệt tránh này, nếu chư tăng có sự tranh cãi (coi ghi chú 99) thì phải dập tắt bằng 7 cách ấy. Nói đại khái và giản dị, thì một thành phần chư tăng có lỗi, nhất là lỗi ấy gây ra tranh cãi, thì hãy diệt sự tranh cãi ấy bằng cách cho hiện diện, cho nhớ lại, cho tỉnh trí, cho tự xử, cho tự xét, cho chung xét và cho qua loa. Nghĩa là bằng cách nào đó có lý có tình mà đem lại sự phục thiện và hoan hỷ là tốt. Giới của 7 cách này là sau khi diệt tránh bằng 7 cách rồi, ai còn khơi lại thì phạm tội và bị trị.
Ký hiệu:
- Ðại tạng kinh bản Ðại chính tân tu. Ký hiệu là Chính, thí dụ Chính 1/100, là Ðại tạng ấy, tập 1, trang 100. Mỗi trang có 3 khoảng trên giữa dưới, nhưng sách này không ghi rõ khoảng ấy và dòngchữ.
- Tục tạng kinh bản chữ Vạn. Ký hiệu là Vạn, thí dụ Vạn 1/100 là Tục tạng ấy, tập 1 tờ 100. Mỗi tờ có 2 mặt a và b, mỗi mặt có 2 khoảng trên dưới, nhưng sách này cũng không ghi rõ những chi tiết ấy.
- Phật học đại từ điển của Ðinh Phước Bảo. Ký hiệu là Bảo, thí dụ Bảo 100, là đại từ điển ấy, trang 100. Mỗi trang có 3 khoảng trên giữa dưới, và dĩ nhiên có từ. Nhưng sách này cũng không ghi những chi tiết ấy.
- Phật học nghiên cứu thập bát thiên, của Lương Khải Siêu. Sách có 18 bài. Ký hiệu là Siêu, thí dụ Siêu 1/10, tức sách ấy, bài 1 trang 10