p



 

Viết Tắt

La : La thập

Huyền : Huyền tráng

Triệu : Tăng triệu

Cơ : Khuy cơ

 

Ghi Chú

Ghi Chú (1)

Triệu giải: đại trí là nhất thế chủng trí, bản hạnh của đại trí là lục độ, lục thông. Huyền dịch: nghiệp đại thần thông.

 

Ghi Chú (2)

Là Thiên đế thích hay Đế thích.

 

Ghi Chú (3)

Nói rõ là chánh định tụ: người đã chắc chắn thuộc nhóm đã theo chánh pháp - Trái lại là tà định tụ.

 

Ghi Chú (4)

Đọc niệm xử (= niệm trú) đúng hơn.

 

Ghi Chú (5)

Huyền dịch: khéo nói mật ý.

 

Ghi Chú (6)

Tham khảo Huyền dịch mà dịch. Nếu theo Triệu giải thì chỉ là tham gia tư pháp.

 

Ghi Chú (7)

La giải: không phải như nội quan của Tàu, mà ở Ấn độ dùng những người nhiều đời trung lương, kỳ cựu và có đức để làm nội quan dạy bảo cung nữ.

 

Ghi Chú (8)

Sinh mệnh (thọ, thọ giả tướng), tái sinh (bổ đặc dà la: nhân, nhân tướng).

 

Ghi Chú (9)

Động lực (phong đại, động).

 

Ghi Chú (10)

La giải: là giếng khô trên gò. Xưa có tội nhân chạy trốn, bị cho voi say đuổi theo. Cấp bách quá, người này nhảy xuống giếng khô. Lưng chừng giếng có 1 cái giây cỏ mục, người ấy nắm lấy. Dưới có rồng độc ngước lên, ngang người có 5 rắn độc muốn cắn. Lại có 2 con chuột gặm nhấm giây cỏ mục. Giây cỏ sắp đứt, voi say đã đến ở trên. Nguy khốn cùng cực như vậy thì trên giếng có cây, từ cây ấy rơi xuống những giọt mật, vào miệng người ấy: người ấy quên cả nguy khốn. Giếng là sinh tử. Voi say là vô thường. Rồng độc là đường dữ, 5 rắn độc là 5 uẩn, giây cỏ mục là sinh mệnh, 2 con chuột là ngày tháng, những giọt mật là ngũ dục. Huyền dịch và Cơ giải: như cấp bậc xuống giếng. Ấn độ xưa làm giếng, xoi giếng đặt ván làm cấp bậc để xuống lấy nước. Cấp bậc ấy rất dễ hỏng.

 

Ghi Chú (11)

Chính văn là đệ tử. Thanh văn là nghe tiếng nói của Phật mà ngộ đạo, vậy thanh văn chính nghĩa là đệ tử.

 

Ghi Chú (12)

Sinh thể: chúng sinh. Sinh mệnh: thọ mạng. Tái sinh: nhân.

 

Ghi Chú (13)

La giải: tiếp xúc là chứng đắc.

 

Ghi Chú (14)

Huyền dịch: đem pháp tánh bình đẳng vô gián mà nhập giải thoát.

 

Ghi Chú (15)

Có bản chép thêm: không không thủ đắc đaÍo quả.

 

Ghi Chú (16)

Dám xuất gia trong ngoại đạo, với sự hết lòng hóa cải cho họ.

 

Ghi Chú (17)

Nói tổng quát, đây là những nghịch hành mà có khi vì sự ích lợi chúng sinh và Phật pháp buộc phải làm như vậy.

 

Ghi Chú (18)

Phi thời ở đây là công hạnh chưa đủ mà mong kết quả có được, là chưa cùng cực 3 giải thoát môn mà nửa đường thủ chứng. La giải và Triệu giải như vậy.

 

Ghi Chú (19)

La giải là cái mừng được thiền định và cái mừng chứng thật tướng.

 

Ghi Chú (20)

Dịch sát chính văn là không nói tội nhập vào quá khứ. La giải và Triệu giải : không nói tội thường còn, di chuyển từ vị lai đến hiện tại, từ hiện tại vào quá khứ. Huyền dịch đơn giản: không nói tội có di chuyển.

 

Ghi Chú (21)

La giải: pháp là thường lạc ngã tịnh của vọng tưởng. Bịnh là vọng tưởng. Nói không có pháp ấy, không có nghĩa pháp ấy có mà làm cho không đi, mà là không đi, trừ khử đi cái vọng tưởng.

 

Ghi Chú (22)

Phan duyên (níu vin) là mô tả sự biết.

 

Ghi Chú (23)

Triệu giải: chưa thâm nhập thật tướng, thấy có chúng sinh (kiến) mà sinh yêu thương (ái).

 

Ghi Chú (24)

Vòng (luân) chính nghĩa là bánh xe, nhưng có lẽ dịch là vòng thì đúng hơn. Tôi không rõ kyՠthuật làm gốm, nên không rõ dụng cụ và cách sử dụng dụng cụ này. Cũng không có giải thích nào rõ ràng. Đại khái đó là dụng cụ trong tay phải của người thợ gốm, xoay rất nhanh, phóng ra lại trở lại.

 

Ghi Chú (25)

Đúng chính văn, và tham chiếu Huyền dịch, thì phải dịch "chịu nổi". Nhưng tôi muốn chuyển ý nên dịch "làm được".


Ghi Chú (26)

Chính văn là Phật đạo. Danh từ này có nghĩa là tuệ giác của Phật, là đường đi của Phật... Tôi lấy nghĩa thứ hai, vì hợp với văn ý của phẩm này hơn. Huyền dịch là bồ đề phần, tức giác phần, quá xa văn ý phẩm này. Nhưng câu mở đầu, Huyền dịch: Lúc ấy ngài Diệu cát tường hỏi ngài Vô cấu xưng, bồ tát làm sao trong Phật pháp đến được nẻo đường rốt ráo? Ngài Vô cấu xưng thưa, nếu bồ tát đi theo nẻo đường không nên đi thì trong Phật pháp mới được rốt ráo. Chính lời dịch này cho thấy cái đề Phật đạo xác đáng hơn, và đề ấy dịch là đường đi của Phật hơn là dịch tuệ giác của Phật.

 

Ghi Chú (27)

La giải: là được vô sinh pháp nhẫn.

 

Ghi Chú (28)

Triệu giải: là các đạo giáo. Chính văn là chư đạo, có thể hiểu và dịch là các đường sinh tử, là các đạo giáo. Tôi chọn nghĩa thứ nhất.

 

Ghi Chú (29)

Huyền dịch: chân lý.

 

Ghi Chú (30)

La giải: không bẩn nhưng tắm cho mát (cho hết chướng ngại).

 

Ghi Chú (31)

Chính văn là nhất tâm. Huyền dịch là bồ đề tâm, chính xác hơn nên tôi chọn.

 

Ghi Chú (32)

Huyền dịch: ý thích siêu việt (thắng ý lạc).

 

Ghi Chú (33)

Huyền dịch: lấy sự sống trong sạch mà làm chăn gối.

 

Ghi Chú (34)

3 chỉnh cú 24 - 26 này là nói về tam tai: đao binh, tật dịch, cơ cẩn. (chiến tranh, nhiễm độc, nhân mãn).

 

Ghi Chú (35)

Số lượng = các hành, đối chiếu Huyền dịch mà biết như vậy.

 

Ghi Chú (36)

8 pháp này phân theo Huyền dịch.

 

Ghi Chú (37)

Triệu giải: thiền định tuy vui nhưng ở yên trong ấy thì đại đạo bất thành, nên thấy như địa ngục. La giải: Thiền định có 3: của đại thừa, của nhị thừa và của phàm phu. Phàm phu thì ngã mạn, nhị thừa thì tự lợi, toàn là phá hoại đạo căn vô thượng, nên bồ tát coi như địa ngục.

 

Ghi Chú (38)

Thái hư giải: là hoặc, nghiệp, khổ.

 

Ghi Chú (39)

Chính văn là Vô động. Vô động cũng dịch là Bất động mà phổ thông hơn.

 

Ghi Chú (40)

Coi lại ghi chú 24 .

 

Ghi Chú (41)

Đoạn này là phụ lục 3 của bản dịch Pháp hoa của tôi, nhưng phụ lục 3 ấy là trích Pháp hoa bản Tấn dịch (Chính 9/99-100).

 

   


Trang Nhà
  |  Bài Mới  |  
Kinh Điển |  Thần Chú  |  Pháp Âm  |  Lịch Đại Tổ Sư
Hình Ảnh  |  Linh Tinh  |  Tự Điển  |  Lịch Trình  |  
Liên Lạc