LỤC ĐỘ BA-LA-MẬT:

Lục độ Ba-la-mật là pháp tu của hàng Bồ tát là sáu phương tiện đưa người từ bờ mê qua bờ giác. Các ngài làm tất cả các Phật sự nhưng không có tâm mong cầu kết quả, không chấp trước vào người làm, vào phương tiện làm và vào chúng sinh. Ba-la-mật cũng là mật hạnh, đại hạnh của Bồ tát.

-Đức Phật chỉ dạy Lục độ Ba-la-mật gồm 6 phương tiện:

1-Bố thí:

Tài thí là bố thí tài sản vật chất (ngoại tài) hoặc công lao, thân mạng của chính mình (nội tài).
Pháp thí
là dùng lời khuyên răn về đạo đức làm người, khiến ngưới bỏ ác hướng thiện.
Vô úy thí là giúp người biết sợ hãi bằng lời nói hay việc làm con người thân tâm cảm thấy bình an hơn.

2-Trì giới:

Nhiếp luật nghi giới là nghiêm trì giới luật, gìn giữ oai nghi, thu nhiếp thân tâm.

Nhiếp thiện pháp giới là vận dụng nhiều phương tiện giúp đỡ giáo hóa chúng sanh hướng thiện.

Nhiêu ích hữu tình giới là dùng chánh pháp hoá độ tất cả chúng sinh cùng khắp pháp giới. Bằng trí tuệ, Bồ tát biết rõ mọi hàm linh đều có chủng tử giác ngộ. Đây là hạt giống có sẵn; nếu gặp điều kiện thuận lợi, trái hạt giống sẽ chín tự nhiên.

3-Nhẫn nhục: là chịu nhịn mọi thữ thách ngoại và nội cảnh, thân tâm luôn được bình an.

4-Tinh tấn:

Tinh tấn thường xuyên miên mật, sẽ là phương tiện giúp hành giã đều phục ma tâm. Trên đường tu, “Phật cao một trượng, ma cao ba trượng”. Khi mới sơ phát tâm, nội lực còn kém thì ít bị ma chướng. Nếu không có ý chí và nghị lực vững mạnh, người tu khó có thể vượt qua những chướng ngại để đi đến bên kia bờ giãi thoát.

5-Thiền định:

Thiền định giữ tâm ngươi tu bình thản an nhiên trước phong ba bão táp bát phong của cuộc đời. Trong thân khẩu ý mọi niệm luôn trong chánh định lợi mình và lợi người.

6-Trí huệ:nảy xin từ văn tư tu

Văn tự Bát nhã: Đây là giai đoạn đầu dành cho người sơ cơ,  nhưng rất cần thiết và được xem là bước căn bản. Chúng ta học trên kinh sách, hiểu lời Phật dạy, sau đó suy gẫm và đối chiếu từ bản thân ta đến các pháp bên ngoài.

Quán chiếu Bát nhã: Bồ tát quán tự tại khi hành sâu Bát nhã Ba-la-mật, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ nạn. Chúng ta tu theo Ngài, gia công quán chiếu để thấy rõ thân tâm này do các duyên hợp lại. Đủ duyên thì thành, hết duyên lại trả về hư không, nên nó không có thực thể. Như vậy, tự tánh của thân tâm ta là không, nhờ duyên hợp lại nên tạm có. Thân ta như vậy, thân người khác cũng như vậy; cho đến tất cả cáp pháp thế gian và xuất thế, tự tánh đều là KHÔNG. Vào giai đoạn này, vẫn còn phân biệt tâm năng quán và cảnh sở quán, nên chưa phải là rốt ráo.

Thực tướng bát nhã: Bồ tát quán triệt tự tánh Không của tất cả pháp không phải bằng ý thức tư duy suy luận, mà do trí tuệ bát nhã thấu rõ đương thể tức không. Ở đây không còn phân biệt Ta-Người năng sở, mà cả hai đều hòa nhập, viên dung trong trạng thái nhất như. Bồ tát thâm nhập chân lý tuyệt đối, không phải ở một thế giới nào đó xa xôi, ở một thời khắc nào đó của tương tai không với tới, mà ngay thế giới trần tục. Ngay mảnh đất thực tại nhận chân được thực tướng của vũ trụ vạn pháp. Đây chính là trí huệ Ba-la-mật.

 

 

 

Trang Nhà  |  Bài Mới  |  Kinh Điển |  Thần Chú  |  Pháp Âm  |  Lịch Đại Tổ Sư
Hình Ảnh  |  
Linh Tinh  |  Tự Điển  |  Lịch Trình  |  Liên Lạc