37 PHẨM TRỢ ĐẠO:

Pháp này giúp cho người tu hành thành tựu được đạo quả nên gọi là trợ đạo.


-4 Pháp Niệm Xứ:

1) Quán thân bất tịnh : Quán sát thân này là vật nhơ bẫn.
2) Quán thọ là khổ: Quán sát sự thọ lãnh của thân tâm là khổ.
3) Quán tâm vô thuờng : Quán sát tâm thức luôn luôn sanh diệt không thường trụ . 
4) Quán sát vô ngã: Quán sát các pháp không có chủ tể.
 
-4 Pháp Chánh Cần: 

1) Ðoạn những ác pháp đã sanh ;
2) Ðoạn những ác pháp chưa sanh ; 
3) Làm cho các pháp lành tăng trưởng ;
4) Làm cho các pháp lành chưa sanh được sanh.


-4 Pháp Như Ý Túc : 


1) Dục như ý túc : có tâm ham muốn tu tập các pháp lành thì được như ý. 
2) Niệm như ý túc : quán sát cảnh gì mà nhứt tâm chuyên chú vào đó thì  được như ý. 
3) Tinh tấn như y túc : do tinh tấn mà tu tập các pháp lành được như ý. 
4) Tư duy như ý túc : do suy nghĩ mà tu tập được kết quả.


-5 Căn : 

1) Tín căn : tin theo chánh đạo và trợ đạo. 
2) Tinh tấn căn : là sự dõng mãnh tu theo thiện pháp ; 
3) Niệm căn : ghi nhớ các pháp chánh đạo và trợ đạo ; 
4) Ðịnh căn : nhiếp tâm theo chánh đạo ; 
5) Huệ căn : nhờ có dịnh mà chân tánh tự sáng suốt không phải ở ngoài vào.

-5 Lực:

cũng như ngũ căn nhưng vì thật hành theo ngũ căn thì căn lành có sanh, song gốc ác chưa phá hết nên phải gia công tu tập thêm khiến cho thiện căn tăng trưởng. Khi thiện căn thành thục, các ác pháp khỏng còn, nên gọi là ngũ lực.


-7 Pháp Giác Chi:

Giác là tỏ, nghĩa là tỏ biết pháp tu chơn hay ngụy. Chi là ngành, nghĩa là 7 pháp này có chi phái khác nhau không xen lẫn nhau nên gọi là 7 pháp giác chi hay là 7 pháp giác phần :

l) Trạch pháp giác chi : dùng trí tuệ quan sát các pháp, giản trạch rõ ràng chơn ngụy.
2) Tinh tấn giác chi : dõng mãnh chuyên tâm tu tập các pháp chơn chánh. (Không làm theo những khổ hạnh sai lầm của ngoại đạo) luôn luôn không gián đoạn.
3) Hỉ giác chi : Khởi tâm vui mừng khi ngộ được chơn pháp. Mừng này chẳng phải như những lối mừng theo các việc thường tình điên đảo hư vọng, mà là mừng được an trụ nơi pháp chơn chánh.
4) Trừ giác chi : đoạn trừ phiền não thô trọng làm cho thân tâm nhẹ nhàng thư thới, xa lìa các pháp hư giả, tăng trưởng công đức chơn thiện.
5) Xả giác chi : lìa bỏ tất cả pháp chơn, vọng, lòng rổng rang bình đẳng không tưởng dến.
6) Ðịnh giác chi : nhứt tâm an trụ một cảnh, xa lìa vọng tưởng tán loạn.
7) Niệm giác chi : thường ghi nhớ pháp tu rõ ràng khiến cho định, tuệ bình đẳng. 
Lúc tâm hôn trầm nhớ ngay đến ba chi giác : trạch pháp, tinh tấn, hỉ giác mà quán sát các pháp cho khỏi hôn trầm. Lúc tâm loạn vu vơ, nghĩ ngay đến ba chi : “Trừ giác” để trừ sạch các lỗii vê thân miệng ; “Xả giác” để xả tiêu cái trí quán sát ; “Ðịnh giác” để vào nơi chánh định thu nhiếp cái tâm tán loạn, cho khòi xao động vu vơ. 

-8 Pháp Đạo Phần:

1) Chánh kiến : sự hiểu biết chơn chánh. 
2) Chánh tu duy : sự suy nghĩ chơn chánh. 
3) Chánh ngữ : nói những lời chơn chánh không hư vọng. 
4) Chánh nghiệp : hành động chơn chánh. 
5) Chánh mạng : lấy sự khất thực để nuôi sống thân mạng.  
6) Chánh tinh tấn : tu theo giới, định. tuệ một lòng tinh chuyên không gián đoạn. 
7) Chánh niệm : ghi nhớ nhữmg pháp chơn chánh. 
8) Chánh định : thu nhiếp thân tâm thường được tịch tịnh.

 

Trang Nhà  |  Bài Mới  |  Kinh Điển |  Thần Chú  |  Pháp Âm  |  Lịch Đại Tổ Sư
Hình Ảnh  |  
Linh Tinh  |  Tự Điển  |  Lịch Trình  |  Liên Lạc