Kinh Đại Bi Tâm Đà-Ra-Ni 

Sơ Lược Hạnh Nguyện
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát

(AVALOKITESHVARA)

 

Đức Quán Thế Âm là một vị cổ Phật trong đời quá khứ, cách nay vô lượng kiếp Ngài đã thành Phật, hiệu là Chánh-Pháp-Minh-Như-Lai.  Vì hạnh nguyện đại bi muốn cứu độ chúng sanh và làm cho chúng sanh được an lạc, nên Ngài hiện thân làm Bồ Tát (qua lời giới thiệu của đức Thế Tôn (566-486 trước Tây Lịch) được ghi chép lại trong nhiều kinh điển).

 

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Phổ Môn, hễ ai thờ Ngài ắt được phước đức, ai cầu nguyện và niệm tưởng Ngài thì được Ngài chở che và cứu giúp qua khỏi nạn nguỵ  Niệm vái vô số các đức Phật với niệm vái Ngài, hai công đức ấy so sánh đồng nhau.

 

Trong phẩm Phổ Môn, ai thọ trì danh hiệu đúc Quán Thế Âm thì cầu chi được nấy .  Vì lòng từ bi cứu khổ cứu nạn chúng sanh và vì sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, Ngài tùy cơ duyên mà hiện 32 ứng thân, khi làm tiên, làm rồng, làm trời, làm người, khi làm quỹ thần, khi làm Quốc Vương , hoặc làm Đại thần, Trưởng giả, Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni , cư sĩ, phụ nữ v.v... để cứu độ chúng sạnh  Thế nào cũng được toại nguyện; nếu những ai lâm nạn, mà biết kiên tâm trì niệm danh hiệu Ngài trong các trường hợp sau đây:  kẻ bị nạn lửa hoặc nạn nước, mà muốn thoát khỏi; kẻ bị chìm thuyền mà muốn vào bờ; kẻ bị giặc cướp hãm hại, kẻ bị giam cầm tra khảo, kẻ bị ếm chú thư bùa, kẻ bị ác thú bao vây, độc xà cắn mổ .  Hoặc giả, đàn bà muốn cầu sanh trai lành , gái đẹp; nếu chiêm ngưỡng lễ bái đức Quán Thế Âm, thì thế nào cũng được thoả nguyện .  Những ai thọ trì danh hiệu Ngài dầu có nhiều tham dục, sân hận và ngu si, lần lần cũng thoát khỏi được cái trạng huống hôn mê ấy mà trở nên thanh tịnh, an vui và sáng suột  Đó là đại oai thần lực của Ngài được ghi chép trong phẩm Phổ Môn .

 

Kinh Địa Tạng , phẩm 12, đức Thế Tôn có khen Bồ Tát Quán Thế Âm rằng:  "Ở Thế Giới TA Bà này, ngươi có nhân duyên lớn , hoặc Thiên , hoặc Long, hoặc nam, hoặc nữ, hoặc thần, hoặc quỷ, cho đến chúng sanh tội khô" trong sáu nẻo luân hồi, hễ chúng sanh tội khỗ trong sáu nẻo luân hồi, hễ nghe danh hiệu Ngươi, tán thán Ngươi, thì những chúng sanh ấy đối với đạo quả đại Bồ Đề đều không thối lui thường sanh cõi Trời, cõi Người, hưởng phước vui mầu nhiệm, và khi nhân quả thành thục thì gặp Phật thọ ký cho . "

 

Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 6, đức Quán Thế Âm Bồ Tát sở trường phép tu tam muội về nhĩ căn viên thông hồi đời đức Phật quá khứ cách nay hằng hà sa số kiếp tên là Quán Thế Âm . Vì vậy cho nên trải qua các kiếp tu hạnh Bồ Tát .  Ngài vẫn giữ tên là Quán Thế Âm, nghĩa là quán sát âm thanh kêu cầu mà cứu , nên gọi là Quán Thế Âm .

Kinh Thiên THủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà Ra Ni có chép rằng :  Đại oai thần lực của Bồ Tát Quán Thế Âm không thể nào suy xét bàn luận được .  Bồ Tát Quán Thế Âm phát lời thệ nguyện rằng:  " Nếu tôi về đương lai có thể làm nỏii những việc lợi ích an lạc cho tất cả chúng sanh thì , ngay bây giờ đây thân tôi hãy phát sanh đủ ngàn tay và ngàn mắt " .  Quả như vậy, Ngài phát lời thệ nguyện vừa xong thì, bèn hiện đủ ngàn tay, ngàn mắt!

 

Và Ngài đã nói :  "Tôi có thần chú Đại Bi Tâm Đà Ra Ni nay cần muốn nói để cho các chúng sanh được sự an vui, trừ tật bệnh, thọ mang lâu dài, sẵn sàng giàu có, trừ tất cả các nghiệp dữ và tội nặng, xa các chướng nạn, tăng trưởng đức thanh tịnh nhiệm mầu, thành tựu trọn vẹn năm thiện căn, xa lìa các việc khiếp sợ, chóng đủ mọi sự mong cầu . "

 

Trong "Đại Bi Sám Pháp "  Ngài có nói :  Ai phát tâm Bồ Đề , tu hạnh chơn ngôn , tỏ bày tội lỗi , cầu xin sám hối , thì sẽ có ngàn tay nâng đỡ , ngàn mắt chiếu soi,  (đến với chúng sanh đó )  khiến cho duyên chướng trong ngoài thảy đều tiêu sạch .

 

Tóm lại, công đức của Ngài là vô lượng , hạnh nguyện của Ngài là vô biên , thần thông diệu dụng của Ngài không thể nghĩ bàn .

 

Chúng con chân thành kính cẩn nêu cao muôn đời uy danh lừng lẫy của Ngài và khêu sáng lên trong lòng thập phương bá tánh, ngọc đuốc vô uý không khiếp sợ trước nạn nguy khi thành kính niệm vái Ngài cho thân tâm thường an lạc .

 

NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI TẦM THINH CỨU KHỔ CỨU NẠN LINH , CẢM ,
ỨNG QUÁN - THẾ - ÂM BỒ - TÁT MA - HA - TÁT .


 

   


Trang Nhà
  |  Bài Mới  |  
Kinh Điển |  Thần Chú  |  Pháp Âm  |  Lịch Đại Tổ Sư
Hình Ảnh  |  Linh Tinh  |  Tự Điển  |  Lịch Trình  |  
Liên Lạc